Books · Discover from books · Just thinking

Đôi lúc đánh mất cân bằng vì tình yêu chính là một phần của cuộc sống cân bằng.

Trích: Ăn, cầu nguyện và yêu (Elizabeth Gilberth)

Chúng ta được khuyên bảo nhiều cách để có thể cân bằng cuộc sống, ví dụ như: Học cách sống khôn ngoan với stress, đơn giản hóa mọi vấn đề, vui chơi, chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ, tình yêu, tình bạn, đồng nghiệp hay những sở thích cá nhân … Nhưng sự cân bằng đó sẽ chẳng thể nào hoàn hảo, sẽ có lúc trật nhịp, có lúc bế tắc, có lúc suy sụp hay có lúc vui vẻ thái quá. Từ những nhận thức về việc nào đó đang dần trở nên quá lố thì lý tính chúng ta sẽ điều chỉnh dần về mức cân bằng đã được chúng ta set up từ trước. Và tất nhiên, mức độ đó tùy thuộc vào level của mỗi người 😀

Đánh mất cân bằng? Có thể là làm theo lý tính quá hay cảm tính quá. Có thể đã quá mệt mỏi với việc làm sao để duy trì cái cân luôn ở mức cân bằng, và việc duy trì sự cân bằng đó đòi hỏi bản thân luôn phải tỉnh táo, vậy nên nó có thể dẫn tới việc “Mất cân bằng” khi đang cố “Cân bằng” mọi thứ !

Cuộc sống được xây dựng lên bởi “Công việc” và “Tình Yêu”. “Công việc” – nói chung cho tất cả những việc chúng ta cần bỏ công sức vào, ví dụ như: đi làm, giúp đỡ người khác, nội trợ, dạy con cái, hay đơn giản là thể thao …. Còn “Tình yêu” – cũng vậy, cũng là danh từ chung cho những tình cảm giữa người và người, như tình bạn, tình yêu đôi lứa, cha con, mẹ con, anh em trong gia đình, hay những mối quan hệ xã hội … Việc mất cân bằng sẽ giúp ta định vị được cảm xúc, và điều chỉnh hành động. Nó làm tăng khả năng chịu đựng cũng như những thấu hiểu bản thân. Từ đó làm tăng giới hạn cho bản thân, để rồi mức cân bằng của chính mình sẽ được mở rộng phạm vi, đa dạng hóa nhiều vấn đề, tiếp thu nhiều cái mới. Vì thế, đôi khi mất cân bằng ở Công việc hay Tình yêu chính là Một phần của cuộc sống cân bằng.

Vấn đề của Liz (tác giả cuốn sách), cũng như nhiều phụ nữ trong xã hội hiện đại khác, không phải tham vọng hay sex, mà chính là khả năng yêu thương một cách tự do, khả năng tìm đến đời sống tinh thần rộng mở và bền lâu, khi con người cá nhân vượt lên những ràng buộc chật hẹp của đời sống vị kỷ để đạt tới niềm hạnh phúc toàn mãn, có thể đẩy lùi tính chất mong manh, vô thường, bất ổn của đa số các mối quan hệ trong đời sống hậu công nghiệp.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s