Phần 1: Định nghĩa, nội dung và tổng quan của Chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism)

.1. Định nghĩa
Chủ nghĩa kinh nghiệm hay chủ nghĩa duy nghiệm (Empiricism) là một khuynh hướng lý thuyết về tri thức triết học với đặc điểm nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm. Trải nghiệm có thể được hiểu là bao gồm tất cả các nội dung của ý thức hoặc nó có thể được giới hạn trong dữ liệu của các giác quan mà thôi.
.2. Nội dung chính
Chủ nghĩa kinh nghiệm nhấn mạnh đến các khía cạnh của tri thức khoa học có quan hệ chặt chẽ với trải nghiệm, đặc biệt khi được tạo ra qua các sắp đặt thử nghiệm có chủ ý. Tất cả các giả thuyết và lý thuyết đều phải được kiểm nghiệm bằng các quan sát về thế giới tự nhiên thay vì chỉ dựa trên lập luận tiên nghiệm, trực giác, hay mặc khải (Mặc khải có nghĩa là mở ra cho biết một điều thiêng liêng mầu nhiệm trong sự tĩnh lặng mà lý trí con người không thể giải thích được.)
.3. Tổng quan
- Học thuyết đầu tiên về chủ nghĩa kinh nghiệm được phát biểu một cách tường minh bởi John Locke vào thế kỷ XVII. Locke cho rằng tâm thức là một tabula rasa (tấm bảng sạch) trước khi các trải nghiệm lưu dấu vết của mình lên đó.
- Theo quan điểm của các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa, để cho một tri thức bất kỳ có thể được suy luận hoặc suy diễn một cách đúng đắn, tri thức đó phải bắt nguồn từ trải nghiệm giác quan của ta.
- Một số triết gia quan trọng được cho là có quan hệ với chủ nghĩa kinh nghiệm bao gồm Aristotle, Thomas Aquinas, Francis Bacon, Thomas Hobbes, John Locke, George Berkeley, David Hume, và John Stuart Mill.
Phần tiếp theo sẽ nói về Lịch sử của Chủ nghĩa kinh nghiệm