Philosophy · Research

Chủ nghĩa kinh nghiệm (P2)

Lịch sử hình thành của Chủ nghĩa kinh nghiệm _ Empiricism

Các hình thức sơ khởi của chủ nghĩa kinh nghiệm bao gồm các công trình nghiên cứu về nhận thức luận của một số nhà triết học, trong đó có Aristotle, Thomas Aquinas và Roger Bacon….

Có lẽ các nhà triết học kinh nghiệm đầu tiên của triết học phương Tây là các Sophist (Ngụy Biện Gia)
(khoảng thế kỷ 2 trước CN), họ đã phủ nhận các suy đoán duy lý về bản chất của thế giới (mà đã rất phổ biến trong các vị tiền bối của họ) để tập trung vào “những thực thể tương đối cụ thể hơn chẳng hạn như con người và xã hội”. Các Ngụy Biện Gia đã viện đến các luận cứ hoài nghi ngữ nghĩa, sử dụng các ví dụ mà người khác có thể dễ dàng thấy được để làm suy yếu các tuyên bố của lý tính thuần túy.

Aristotle

(384–322 TCN)

Phản ứng chống lại cách tiếp cận duy lý và hết sức suy đoán của Plato (427–347 TCN), trong những năm cuối đời, Aristotle (384–322 TCN) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những gì các giác quan thu nhận được, nghĩa là nhấn mạnh vào các quan sát hậu nghiệm. (Hậu nghiệm: điều gì rút ra được sau những trải nghiệm)
Aristotle dùng thuật ngữ triết học tự nhiên để gọi nhiệm vụ tìm hiểu thế giới tự nhiên, sử dụng cái mà sau này đã được biết với tên lập luận quy nạp (inductive reasoning) để đi đến các phạm trù và nguyên lý dựa trên dữ liệu giác quan. Cách tiếp cận này đã đối ngược sâu sắc với lý thuyết hình thức của Plato – lý thuyết phụ thuộc rất lớn vào các giả thuyết tiên nghiệm (trước kinh nghiệm). Trong các thời kỳ “giữa” và “sau” của mình, Aristotle ngày càng không đồng ý với các quan niệm của Plato và phát triển một sự kỳ vọng ngày càng chặt chẽ về các khẳng định tường minh bằng thực nghiệm cho tất cả các kết luận từ quy nạp.

Aristotle còn khẳng định nguyên lý cốt lõi của chủ nghĩa kinh nghiệm rằng tri thức của con người về thực tại được đặt nền móng bằng trải nghiệm từ các giác quan.

Francis Bacon

(1561–1626)

Triết gia và chính trị gia người Anh Francis Bacon (1561–1626) là một trong những người tiên phong ủng hộ các phương pháp thực nghiệm trong khoa học.

Ông đề cao tính quy nạp (induction) – tức đưa đến lý thuyết tổng quát từ những gì quan sát trong thế giới vật lý. Phương pháp này đã được Sir Isaac Newton chứng minh thành công, ông đã dùng toán học để dẫn ra các định luật chuyển động và trọng trường từ quan sát của mình.

John Locke

(1632–1704)

Tiếp nối truyền thống của Bacon, John Locke (1632–1704), một người Anh khác, được công nhận rộng rãi là triết gia theo chủ nghĩa kinh nghiệm đầu tiên.

Trong tác phẩm Luận bàn về hiểu biết của con người (1690) ông bác bỏ chủ nghĩa duy lý của Descartes, cho rằng chẳng có những thứ như ý tưởng nội tại. Ông cho rằng khi sinh ra, tâm thức là một tabula rasa hay tờ giấy trắng, và kiến thức mà chúng ta có được chỉ nhờ trải nghiệm qua các giác quan.

Có hai nguồn cho các ý niệm của chúng ta: cảm giác và suy tưởng. Trong cả hai trường hợp, ông phân biệt giữa các ý niệm đơn và các ý niệm phức. Các ý niệm đơn không thể phân tích được, và được phân ra thành các tính chất sơ cấp và thứ cấp. Các ý niệm phức là kết hợp của các ý niệm đơn giản hơn và được chia thành các chất, các dạng thức và các quan hệ.

Ông đã đề xuất một quan điểm mới mẻ và có tầm ảnh hưởng rất lớn, trong đó nói rằng tri trức duy nhất mà con người có thể có là tri thức hậu nghiệm, nghĩa là dựa trên các trải nghiệm.

David Hume

(1711–1776)

Triết gia Scotland David Hume (1711–76) đã xét lại cách thức con người hành xử và tư duy, ông bác bỏ chủ nghĩa duy lý thiên về phương pháp tâm lý hoài nghi. Hume kết luận rằng con người bị chi phối bởi ước vọng nhiều hơn lý lẽ, và ý tưởng dẫn xuất từ ấn tượng thông qua các quá trình như ký ức và tưởng tượng. Cách mà ta tư duy được xác định bởi “phong tục”: những phán xét đạo đức của ta dựa trên cảm nhận thay vì trên các nguyên tắc đạo đức trừu tượng, và những khái niệm như nhân quả, ông khẳng định, đơn thuần là thói quen trong não.

Ông phân chia tất cả các tri thức của con người thành hai loại: các quan hệ của ý niệm và sự kiện thực tế. Các mệnh đề toán học và lôgic (chẳng hạn, “bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông”) là các ví dụ của các quan hệ của ý niệm, còn các mệnh đề có liên quan đến quan sát nào đó về thế giới (chẳng hạn, “ngày mai mặt trời sẽ mọc”) là các ví dụ của sự kiện thực tế.

Lần lượt, tất cả các “ý niệm” của một người được rút ra từ các “ấn tượng” của người đó. Đối với Hume, một “ấn tượng” gần như tương ứng với cái mà ta gọi là một cảm giác. Khi ghi nhớ hoặc hình dung các ấn tượng như vậy là khi ta có một “ý niệm”. Do đó, ý niệm là bản sao mờ nhạt của cảm giác.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s