Hôm nay tình cờ đọc được 1 bài báo nói về Ngài Tenzin Gyatso, nhưng việc nói về Ngài mình sẽ đề cập ở 1 blog khác, còn hôm nay mình sẽ nói về giải Nobel Hòa Bình.
Ngài Tenzin Gyatso
Chữ Tạng: བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་; sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935, là tên của Đạt-lại Lạt-ma thứ 14, là nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Theo công trình nghiên cứu cá nhân vừa qua của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Úc thì trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á, đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Mahātma Gandhi (1869-1948) và chính vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 này.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ: NOBEL HÒA BÌNH
Giải Nobel Hòa bình là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao “cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình”.
Giải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày 10 tháng 12, ngày mất của Alfred Nobel tại thủ đô Oslo của Na Uy.
Người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra.
Hàng năm, Ủy ban Giải Nobel Na Uy tiếp nhận các đề cử cho Giải Nobel Hòa bình từ:
1. Các cá nhân đủ tiêu chuẩn, những người từng được nhận giải
2. Thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ
3. Giáo sư đại học (của một số chuyên ngành nhất định)
4. Các thẩm phán quốc tế
5. Các cố vấn đặc biệt của Ủy ban
Adolf Hitler cũng từng được đề cử giải thưởng về hòa bình này năm 1939, trong số những người được đề cử còn có cả Benito Mussolini. => Haha thật bất ngờ 😀
Giải Nobel Hòa bình là hạng mục gây nhiều tranh cãi nhất trong hệ thống Giải Nobel. Một trong các trường hợp nổi tiếng nhất là việc cố vấn Lê Đức Thọ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chối nhận giải này vào năm 1973.
1973 | Henry Kissinger (Hoa Kỳ) Lê Đức Thọ (Việt Nam) | Đồng tác giả Hiệp định Paris 1973, tuy nhiên ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải với lý do chưa có hòa bình thực sự ở Việt Nam |
Nhược điểm lớn nhất của việc xét trao Giải Nobel Hòa bình có lẽ là việc đánh giá tiêu chuẩn của các ứng cử viên. Nếu như ở các giải Nobel khác như Giải Nobel Văn học hay các giải Nobel về khoa học, các ứng cử viên thường chỉ được xét giải sau hai hoặc ba thập kỉ những đóng góp của họ ra đời, thì đóng góp của các ứng cử viên cho Giải Nobel Hòa bình thường chỉ xét ngay trong năm đó hoặc trong khoảng thời gian ngắn xung quanh thời gian xét giải, phụ thuộc vào những diễn biến chính trị của đóng góp.
Trường hợp của Theodore Roosevelt, tổng thống Mỹ, được trao giải năm 1906, sau khi được trao giải đã mở rộng không ngừng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ và dùng vũ lực đàn áp đẫm máu các cuộc nổi dậy của người dân Philippines chống lại quân đội chiếm đóng Mỹ.
Một trường hợp khác là Shimon Peres, được trao giải năm 1994, lại được coi là một trong những nhân vật “diều hâu” nhất của chính trường Israel và là người ủng hộ tích cực việc sử dụng vũ lực đàn áp người Palestine.
Hoặc Barack Obama, tổng thống Mỹ, được trao giải năm 2009, sau khi được trao giải đã phát động nhiều chiến dịch quân sự tấn công các nước Trung Đông.