Hôm thứ 6 vừa rồi, cả phòng ầm ĩ vụ mai mối tình duyên cho những nhân vật “ế”. Tôi là người đứng ra nhận nhiệm vụ là “bà mai”. Nhưng vấn đề chính được nhắc tới, mà tôi nhớ nhất đó là: PHẢI BIẾT MÌNH LÀ AI. Đó là câu nói, cũng như lời nhắc nhở của một chị lớn trong phòng, nhắn nhủ cho các em, phải biết mình đang ở đâu, như thế nào, đứng cố đòi hỏi những thứ xa vời. Có những thứ đơn giản nhưng lại bền lâu.
Và sau đây là câu chuyện chả liên quan đến caption.
Hôm nay tôi nhớ đến Sokrates, người mà, có lẽ đóng góp quan trọng nhất của ông cho tư tưởng phương Tây là phương pháp truy vấn biện chứng, được biết đến dưới tên gọi “phương pháp Sokrates” hay phương pháp “bác bỏ bằng logic”.
Ông đã áp dụng phương pháp này chủ yếu cho việc kiểm nghiệm các khái niệm quan trọng về mặt đạo đức như Tốt đẹp và Công bằng.
Phương pháp Sokrates có thể được diễn tả như sau; một loạt câu hỏi được đặt ra để giúp một người hay một nhóm người xác định được niềm tin cơ bản và giới hạn của kiến thức họ. Phương pháp Sokrates là phương pháp loại bỏ các giả thuyết, theo đó người ta tìm ra các giả thuyết tốt hơn bằng cách từng bước xác định và loại bỏ các giả thuyết dẫn tới mâu thuẫn. Nó được thiết kế để người ta buộc phải xem xét lại các niềm tin của chính mình và tính đúng đắn của các niềm tin đó. Thực tế, Sokrates từng nói, “Tôi biết anh sẽ không tin tôi, nhưng hình thức cao nhất của tinh túy con người là tự hỏi và hỏi người khác”
Thực tế rằng nhân vật Sokrates trong lịch sử có vẻ như nổi tiếng là người chỉ hỏi mà không trả lời với lý do mà ông đưa ra là: mình không đủ kiến thức về chủ đề mà ông hỏi người khác
Một số tư tưởng của ông:
- “Hãy tự biết lấy chính mình.”
- “Con người không hề muốn hung ác tàn bạo.”
- “Việc gọi là tốt khi nó có ích.”
- “Đạo đức là khoa học là lối sống.”
- “Hạnh phúc có được khi nó dung hòa với đạo đức.”
- “Điều bị bắt buộc phải làm cũng là điều hữu ích.”
Câu nói nổi tiếng của ông.
“Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”.