Chủ nhật tuần này thật dễ chịu. Ở chỗ tôi “ghé qua” không có mưa, và cái nắng cũng dịu đi bớt. Tôi chọn ngủ nướng vào sáng Chủ Nhật, rồi xách máy tính ra quán cafe ngồi.
Buổi sáng
Sáng tôi ngồi ở tiệm Trà Phúc Long (Ra đời năm 1968 tại cao nguyên chè danh tiếng Bảo Lộc (Lâm Đồng) — không biết người lớn sao, chứ trai gái vào Sài Gòn thì nhất định phải uống Trà Phúc Long). Tồn tại ở SG cũng đã lâu, vào những năm 80, những tiệm trà Phúc Long xuất hiện, cho đến nay đã có hơn 40 cửa hàng khắp cả nước, tập trung chính ở SG — bởi thế, cách đây vài năm, ai vào SG, nhất định cũng phải đến Phúc Long để “check-in” — Phúc Long lúc này mang tính “biểu tưởng” của Sài Gòn. Nhưng điều làm Phúc Long tồn tại, và cạnh tranh không thua kém gì so với những chuỗi Cửa hàng Cafe và trà lớn như “The coffee house”, “Highland Coffee”, “Starbuck”… là bởi vì vị trà của Phúc Long đậm hơn, không gian không quá hiện đại bởi những tấm kính bao phủ, nhưng đầm ấm, có hương thơm của trà và caffee xay. Bên cạnh đó, Phúc Long là tiệm trà lâu đời, mang thương hiệu Việt, nên có phần ưu ái hơn chăng???

Thật ra thì tôi không thích không gian ở Phúc Long lắm. Có thể do thời thế bây giờ, vị thế mở cửa hàng ở những nơi đông dân cư, có giá thuê mặt bằng đắt đỏ, nên không gian ở nơi đây có phần hẹp, không khí trong quán hơi ồn ào, vì giờ khách hàng lui tới chỉ với mục đích gặp gỡ nói chuyện, chứ không đơn thuần chỉ vì thưởng thức trà như các cô chú ngày trước.
Nhiều người thích vị trà ở đây, họ lui tới chỉ vì vị trà đậm đà hòa quyện với vị chua thanh thanh của miếng đào ngâm — người ta gọi đó là Trà Đào. Nhưng cũng có người bảo là, giờ vị trà đã không con như xưa, thêm vào đó, không gian cũng như chất lượng đã có phần giảm sút, họ chỉ lui tới như níu kéo, tìm lại cái hương vị cũ … cố gắng để nhớ cái cảm giác nhưng giờ nó đã nhạt phai.

Tôi thì không quá ấn tượng với Phúc Long. Tôi ghé Phúc Long vào sáng nay chỉ vì tôi “không còn sự lựa chọn nào khác”. Nghe thật tệ, nhưng tôi biết tôi sẽ say “trà” nên vào đây rồi tôi sẽ “say” thôi. “Say” trà là thứ cảm giác mệt về thể chất, lúc đó, thần kinh tôi trở nên kích thích, tim tôi đập nhanh, tay tôi run rẩy hơn và tôi trở nên tỉnh táo hơn so với mức cần thiết — đó là lý do làm tôi “mệt”. Tôi bị kích thích bởi “Trà” và “Cà phê”. Tôi từ chối 2 thức uống đó sau 10h AM. Nhưng hôm nay tôi uống nó … cả ngày !!!
Buổi chiều
Tôi có hẹn với một bạn. Chúng tôi hẹn ở Quận 1, đường Đồng Khởi (trung tâm quận 1). Tại quán Cafe tên là Thời Thanh Xuân … Quán nhỏ, nằm trên lầu của 1 cửa hàng bán đồ lưu niệm. Quán được trang trí bởi những quả thông khô, đèn vàng và những lời tâm sự được các bạn trẻ gửi gắm, dán đầy một bên tường.
Điều làm tôi ấn tượng ở nơi đây chỉ có 3 điều: 1/ Có 2 bạn phục vụ bị khiếm thính, do đó, tiền nước thường không để giá, mà sẽ để “tùy tâm” khách hàng. 2/ View ngoài ban công nhìn ra đường có nhiều cây xanh, đối diện là Hotel Grand Saigon, một cấu trúc xinh xắn, có dấu ấn kiến trúc của Pháp, dù đã được tân trang, nhưng vẫn mang một vẻ ngoài cổ xưa và thân thuộc. 3/ Ly trà sương lạnh — đó chỉ là cái tên mà quán đặt ra, tôi không biết đó là trà gì? Ô long, hay trà đen, trà xanh, … theo màu trà, tôi nghĩ đó là Trà Vàng … (trà nào tôi cũng sayyyyyy)!

Trà được chế biến từ cây Camellia Sinensis, nhưng loại cây này lại có đến 9 giống khác nhau, hằng năm lại có thêm nhiều giống mới do quá trình lai tạo của khoa học nông nghiệp. Từ một cây trà, người ta có thể làm ra nhiều loại trà khác nhau dựa trên quá trình lên men (mức độ oxy hóa lá trà). Mức độ lên men từ 0% đến 100% tạo nên sự đa dạng về hương vị, đó là chưa kể đến các kỹ thuật chế biến khác, các công thức đặc biệt.




Thêm những tấm hình ở trung tâm quận 1, quanh phố đi bộ Nguyễn Huệ… cũng nhau tâm sự, hàn huyên …






Hết cuối tuần với cơn say trà giai dẳng từ trưa tới tối. Không biết tối nay mấy h mới đi vào giấc ngủ được đây. Theo như những lần trước, tầm hơn 2h sáng, sau khi đếm được vài đàn cừu của hộ nông dân … tôi mới được đi ngủ 😀
Một ngày dễ thương chị ha! Chúc chị sớm ngủ được ạ ❤
LikeLiked by 2 people
Haha may quá. Hình như hơn 1h sáng là ngủ được rùi 😅
LikeLiked by 1 person