Essay · Just thinking · Psychology · Research · Society

Cơ đơn hay một mình.

Góc nhìn từ ô cửa sổ Phà Cát Lái ngày 6/3/21

Gần đây mình nghe được một bài Podcast rất hay nói về bản chất của sự cô đơn. Vì thế mình nảy sinh ý tưởng viết về chủ đề liên quan đến sự cô đơn. Mình nghĩ, nhiều người nếu không muốn nói là đa số mọi người nghĩ rằng sự cô đơn và sự một mình là giống nhau. Trong từ điển, cô đơn và một mình là đồng nghĩa – trong cuộc sống, chúng không đồng nghĩa. Tuy nhiên, thực tế là hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, mỗi khái niệm đều có những thông điệp và sự đo lường riêng của nó. Sau đây mình sẽ nói rõ hơn về từng khái niệm và ví dụ dẫn chứng.

Cô đơn là trạng thái tiêu cực của tâm trí.
Một mình là tích cực.
Cô đơn là sự phụ thuộc, một mình là cực kì độc lập.

Tại sao nói cô đơn là trạng thái tiêu cực của tâm trí? — Mỗi người cảm thấy cô đơn tại một số điểm trong cuộc đời. Con người phụ thuộc vào môi trường xã hội an toàn để phát triển, khi nhu cầu này không được đáp ứng, bạn cảm thấy cô đơn. Đó là trạng thái của bạn cảm thấy buồn chán về mọi thứ và muốn ngắt kết nối với thế giới xung quanh. Cô đơn là do những cảm xúc trong bạn, những cảm xúc do những mối quan hệ của bạn tạo ra (như tình bạn, tình yêu, gia đình….) —> Chúng ta bị phụ thuộc vào những mối quan hệ đó, do đó chúng ta dễ rơi vào trạng thái cảm xúc.

Còn một mình thì sao? Một mình tức là bạn thực hiện mọi việc một mình, bạn tự lập, bạn có những niềm vui, bạn tìm thấy được những niềm vui trong khi bế tắc và buồn tủi, bạn vượt qua được nó bởi chính bạn. Bạn hiểu được giá trị của bản thân và có thể tự mình giúp đỡ chính mình và người khác. Bạn hiểu được giá trị của những thứ đang diễn ra xung quanh bạn, bạn đón nhận tất cả mọi thứ (dù tốt, lẫn xấu) với một tâm thế tích cực và suy nghĩ về cách giải quyết chúng thay vì chìm đắm trong mớ cảm xúc mà những điều đó gây nên (đa số nhiều người không giải quyết được vấn đề của chính mình thì họ sẽ rơi và trạng thái cô đơn).

Cô đơn là trạng thái của tâm trí khi bạn thường xuyên thiếu vắng người khác.
Một mình là trạng thái của tâm trí khi bạn thường xuyên hân hoan trong bản thân mình.

Như mình đã nói ở trên, cô đơn là một cảm giác cần ai đó bên cạnh, an ủi, lắng nghe, chia sẻ và thấu cảm được những cảm xúc mà họ đang phải trải qua, cô đơn có thể là một mình nhưng một mình ở đây không bao hàm sự cô đơn.

Cô đơn bao giờ cũng lo nghĩ, thiếu cái gì đó, khao khát cái gì đó, ham muốn cái gì đó.
Một mình là sự hoàn thành sâu sắc, không đi ra, cực kì mãn nguyện, hạnh phúc, lễ hội.

Lúc cô đơn, chúng ta kiếm tìm niềm vui thông qua người khác, thông qua những hành động để khỏa lấp sự cô đơn như tìm người tâm sự, shopping, thậm chí là những cuộc vui khoái lạc khác nhằm “xóa tan” sự cô đơn. Trong khi một mình có thể “trải nghiệm” sự cô đơn theo những cách riêng. Khi một mình họ có thể khóc vì sự cô đơn, nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiều tới tâm trí của họ, họ biết họ vẫn phải tiếp tục những điều khác, những điều tốt đẹp hơn đã và đang diễn ra và họ cần năng lượng tốt để bước tiếp.

***

Mình không nhớ mình đọc được ở đâu đó rằng, con người về bản chất là sống trong sự cô độc và để tránh sự cô độc này chúng ta tạo ra tất cả các mối quan hệ, bạn bè, tổ chức chính trị, tôn giáo, và tất cả những điều đó xuất phát từ nỗi sợ cô đơn và cũng chính vì nỗi sợ này chúng ta tìm cách tránh nó.

Trong tình yêu, tình cảm, tình bạn của chúng ta, nếu xuất phát từ nỗi sợ cô đơn thì nó sẽ không dẫn đến một kết quả tốt đẹp, không dẫn đến những trải nghiệm tốt đẹp, vì cơ bản là chúng ta đến với họ là do chúng ta thấy cô đơn, chứ không phải chúng ta muốn xây dựng tình cảm, tình bạn mà cả hai đều vui, đều hướng đến những giá trị, những điều cao đẹp.

Chỉ khi chúng ta chấp nhận cô đơn đây, chấp nhận nó như một phần của chúng ta, chúng ta mới tạo ra mối quan hệ nhân văn thật sự.

***

Trong tình yêu.

(Trích trên internet)

Hai người cô đơn bao giờ cũng đối phó nhau, đương đầu với nhau. Hai người cùng nhau, người đã biết tới sự một mình, đang đối diện với cái gì đó cao hơn cả hai. Tôi bao giờ cũng nêu ra ví dụ này: hai người yêu bình thường, cả hai đều cô đơn, bao giờ cũng đối phó với nhau; hai người yêu thực, vào đêm trăng tròn, sẽ không đối phó nhau. Họ có thể cầm tay nhau, nhưng họ sẽ đối diện với trăng tròn trên trời. Họ sẽ không đối phó nhau, họ sẽ cùng nhau đối diện với cái gì đó khác. Thỉnh thoảng họ sẽ cùng nhau nghe bản giao hưởng của Mozart hay Beethoven hay Wagner. Thỉnh thoảng họ sẽ ngồi bên cạnh cây và tận hưởng vô biên việc được cây bao bọc họ. Thỉnh thoảng họ có thể ngồi bên cạnh thác đổ và nghe âm nhạc hoang sơ liên tục được tạo ra ở đó. Thỉnh thoảng, bên cạnh đại dương, họ cả hai sẽ cùng nhìn ra xa nhất mà tầm mắt có thể thấy được. Bất kì khi nào hai người cô đơn gặp nhau, họ nhìn vào nhau, bởi vì họ thường xuyên tìm cách thức và phương tiện để khai thác người kia – làm sao dùng người kia, làm sao hạnh phúc qua người kia. Nhưng hai người được mãn nguyện sâu sắc bên trong bản thân họ lại không cố gắng dùng lẫn nhau. Thay vì thế, họ trở thành bạn đồng hành; họ đi cùng chuyến hành hương. Mục đích là cao, mục đích là xa xăm. Mối quan tâm của họ gắn họ lại với nhau.


Trước hết hãy trở thành một mình. Trước hết hãy bắt đầu tận hưởng bản thân mình, trước hết hãy yêu lấy bản thân mình. Trước hết hãy trở nên hạnh phúc đích thực tới mức nếu không ai tới cũng chẳng thành vấn đề gì. Bạn tràn đầy, tuôn chảy. Nếu không ai gõ cửa nhà bạn thì hoàn toàn được – bạn chẳng bỏ lỡ cái gì. Bạn không chờ đợi ai đó tới và gõ cửa. Bạn ở nhà – nếu ai đó tới, tốt, hay. Nếu không ai tới, điều đó nữa cũng hay và tốt. Thế rồi hãy đi vào trong mối quan hệ. Bây giờ bạn đi giống như người chủ, không như kẻ ăn xin. Bây giờ bạn đi giống như hoàng đế, không như kẻ ăn xin.

Ps: Bài viết này mình có tham khảo từ nguồn internet, chủ yếu là triết lý của Thiền sư Osho và những góc nhìn từ bản thân.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s