“Cuộc sống của tôi dường như chẳng có điểm bắt đầu lẫn kết thúc. Tôi có cảm giác rằng bản thân mình là một mảnh của lịch sử, một phần trích dẫn mà đoạn văn trước đó và đoạn văn kế tiếp bị thiếu mất. Tôi có thể hình dung được rằng mình đã sống qua nhiều thế kỷ và gặp những câu hỏi mà khi đó tôi vẫn chưa thể trả lời; và rằng tôi được sinh ra thêm một lần nữa vì đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.“
CARL JUNG (*)
Tôi đang đọc cuốn Kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau của Brian Wiess (**) và câu quote trên được trích dẫn trong chương 2 của cuốn sách. Tôi sẽ không nói nhiều về tác phẩm hay tác giả, tôi chỉ muốn nói về trích dẫn ở phía trên và dòng chữ bôi đậm kia.
Tôi đã đọc không ít sách nói về tiền kiếp hay có liên quan đến tiền kiếp như cuốn Muôn kiếp nhân sinh, Hành trình của linh hồn, Hoa trôi trên sóng nước, Dấu chân trên cát… nên tôi có niềm tin mãnh liệt vào kiếp trước và kiếp sau rằng: mọi thứ đã được sinh ra từ rất lâu rồi; những điều hiện tại ta đang có, ta đang phải đối mặt, những người ta gặp đều là những người “cũ”, chuyện “cũ” mà ta chưa hoàn thành ở kiếp trước. Kiếp này ta gặp lại, ta đối mặt và giải quyết tiếp những điều/vấn đề còn giang dở. Và quan trọng hơn hết là chúng ta sẽ phải học những bài học cần phải học. Ít ai nhận ra điều đó cho đến khi sắp phải lìa xa kiếp người?
Với tâm thế đó, tôi tin kiếp này mình được sinh ra với những lý do rất cụ thể nào đó, được giao những nhiệm vụ và phải học những bài học nào đó… nhưng tôi không biết gì về chúng. Vì tôi không biết rõ tôi cần làm gì, nên đơn giản tôi cố gắng suy nghĩ tích cực, rằng mọi điều khó khăn hay những cảm giác mất mát đau buồn, mối quan hệ đổ vỡ, những khó chịu cũng như những tổn thương — đều là những cái tôi cần phải đối mặt và vượt qua. Tôi nghĩ, nó đơn giản là những thông điệp của những bài học mà tôi cần phải luyện tập cho đến khi nào xong thì mới thôi.
That’s it. Bạn đã được sinh ra và sẽ chết đi, và sẽ được sinh ra tiếp… cho đến khi nào….? tôi không biết nữa 🙂
(*) Carl Gustav Jung (26-7-1875) là một bác sĩ tâm thần học, nhà tâm lý học Thụy Sĩ. Nổi tiếng nhờ ông thành lập một trường phái tâm lý học mới có tên là tâm lý học phân tích nhằm phân biệt với trường phái phân tâm học của Sigmund Freud.
(**) Brian Weiss sinh 6-11-1944, New York, Hoa Kỳ. Ông là một bác sĩ tâm thần, nhà thôi miên người Mỹ và là tác giả chuyên về hồi quy kiếp trước. Nghiên cứu của ông bao gồm tái sinh có mục đích, hồi quy kiếp trước, tiến triển cuộc sống trong tương lai và sự sống sót của linh hồn con người sau khi chết.
Sau khi tốt nghiệp hạng ưu, trường đại học Columbia và nhận văn bằng y khoa tại trường y khoa của đại học Yale, Brian L. Weiss, TS. Y khoa tham dự chương trình nội trú tại Trung tâm Y khoa Bellevue, đại học New York, và thăng bậc thành bác sỹ nội trú trưởng, Khoa tâm thần, trường y khoa của đại học Yale. Hiện TS. Weiss là chủ tịch khoa Tâm thần tại Trung tâm Y khoa Núi Sinai, vùng duyên hải Miami bang Florida và là trợ lý giáo sư lâm sàng khoa Tâm thần, trường y của đại học Miami. Ông chuyên nghiên cứu và trị liệu tình trạng lo lắng và trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lạm dụng chất gây nghiện, bệnh Alzheimer và hóa học não.
Tác phẩm tiêu biểu: Ám Ảnh Từ Kiếp Trước: Bí Mật Của Sự Sống Và Cái Chết
Thật cũng hiếm có người Mỹ tin vào kiếp luân hồi.
LikeLiked by 1 person
Dạ, cháu có đọc được một bài báo có nội dung về việc đó — “theo một cuộc thăm dò của Gallup tiến hành năm 1944, 27% người trưởng thành ở Mỹ tin vào luân hồi, trong khi con số chỉ là 21% năm 1990.”
LikeLiked by 1 person