Theo nghị định 05/điều 7:
- Tính Chính trực
- Tính Khách quan
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
- Tính Bảo mật tư cách nghề nghiệp
Cụ thể:
1/ Tính chính trực
- Trung thực, cần mẫn và trách nhiệm
- Tuân thủ pháp luật
- Không thực hiện các hoạt động làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp/tổ chức
- Tôn trọng và đóng góp thực hiện các mục tiêu hợp pháp và có đạo đức của tổ chức.
2/ Tính khách quan
- Tránh các xung đột lợi ích với tổ chức
- Không chấp nhận bất cứ thứ gì làm ảnh hưởng đến các đánh giá của KTV
- Báo cáo các vấn đề trọng yếu
3/ Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
- Chỉ tham gia các công việc mà mình có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
- Tuân thủ Chính sách, quy trình KTNB
- Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn.
4/ Tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp
- Thận trọng trong việc sử dụng và bảo vệ các thông tin.
- Không sử dụng các thông tin cho mục đích kiếm lời cá nhân, trái với quy định pháp luật, làm tổn hại đến tổ chức.
Giám đốc phòng KTNB/người phụ trách phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ Nguyên Tắc đạo đức nghề nghiệp.
Đây là nội dung cơ bản và quan trọng đối với mỗi Kiểm toán viên nói chung và Kiểm toán viên nội bộ nói riêng trong việc thực hiện công việc của mình. Không có ngoại lệ.
– The end –