Thế là khu nhà mình cũng đã bị phong toả do có một số ca nhiễm vào đầu tuần trước. Nhưng con số hằng ngày đã giúp mình tránh được sự sửng sốt khi nghe tin về ca nhiễm mới cũng như tử vong.
Nhà mình cũng được viên trợ rau củ nè, mỳ nè, gạo nè, bla bla. Đâu đó có 2 lần viện trợ, mình không xuống nhà nhận, anh nhà mình xuống lấy, xong mình mới biết là có thêm cả gạo, muối …
Nhà mình chả thiếu gì, đợt ấy đúng là chỉ thiếu ít rau.
Trong bữa ăn cơm mình nói với cả nhà là, giờ tụi mình chả thiếu gì, thịt cá mực tôm có đủ cả. Gạo cũng đầy chum. Nên từ nay có đồ viện trợ đừng lấy nữa nhé. Giờ người thất nghiệp, nghèo đói nhiều lắm, họ còn không có mà ăn. Mình đầy đủ rồi, thiếu tí rau không đến nỗi nào đâu.
Thế là mọi người đồng ý đầy đồng cảm cho bối cảnh thành phố, cũng như hiện trạng bây giờ. Ăn những gì mình có, và khi mình còn dư sức để trang trải cuộc sống thì hãy từ chối nhận những đồ biếu tặng cho. Hãy dành những phần đó cho những người thật sự cần, và mong những người thật sự cần nhận được những thứ họ cần.
Viết “hằng ngày” hay “hàng ngày” là đúng?
Thực ra, cả hai cách viết này đều đang phổ biến. Nhưng “ngày” là từ thuần Việt, nên được ghép với từ “hàng” cũng là thuần Việt. Từ “hằng ngày” là ghép một từ gốc Hán với một từ gốc Việt. Cách diễn giải tương đương của người Hán (nay là Trung Quốc) tiếng Quảng Đông có lẽ là “thường nhật”, vì cả hai từ đều là gốc Hán.
Người Trung Quốc viết hai chữ thường nhật như sau (常日). Họ viết chữ, chứ không viết từ (word) như ta, dù phát âm giống nhau giữa ta và tiếng Quảng Đông. Đơn vị mã hóa âm của ta là từ, khi chuyển sang viết chữ Quốc Ngữ, đơn vị âm của Trung Quốc là chữ (tự – 字) do họ vẫn còn viết chữ tượng hình, không phải chữ Latin – các chữ cái ghép với nhau thành từ (word).
LikeLiked by 1 person